Nhựa PET là gì? nhựa PET có an toàn không

Nhựa PET được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất chai lọ, đựng đồ uống, chai nước khoáng, bình đựng nước ngọt… Để hiểu hơn về loại nhựa này, cùng Thuận Thiên Plastic tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 

Nhựa Pet là gì
Nhựa Pet là gì

Nhựa PET là gì? 

Chất liệu nhựa PET (hoặc PETE) – Polyethylene terephthalate là loại polyme nhiệt dẻo đa năng thuộc họ polyme polyester, có các tính năng nổi bật như chịu lực tốt, chịu nhiệt cao, kháng hóa chất, ổn định kích thước. 

Chất liệu PET là loại nhựa có khả năng tái chế nhiều nhất, mã nhận dạng nhựa trên các sản phẩm của nó là số “1” hay còn được gọi với tên là nhựa số 1.

Loại nhựa này được hình thành dựa trên phản ứng trùng hợp giữa monome etylen terephtalat, công thức hóa học (C10H8O4), khối lượng riêng 1.38 g/cm3, điểm nóng chảy > 250 °C (482 °F; 523 K), độ bền kéo đạt 44.4 MPa. 

PET không màu, bán tinh thể, ở trạng thái tự nhiên có độ dẻo cao, chống va đập, không bị ảnh hưởng bởi cồn và các dung môi hữu cơ. 

Bảng tóm tắt hóa học nhựa PET
Công thức hóa học(C10H8O4)n
Tên viết tắtPET, PETE
Tên gọi khácNhựa số 1
Khối lượng riêng1.38g/cm3
Điểm nóng chảy> 250 °C (482 °F; 523 K)
Độ bền kéo44.4 MPa
Cấu trúc phân tử
Cấu trúc phân tử của Polyethylene Terephthalate
PET Công thức hóa học: (C 10 H 8 O 4 ) n

Năm 1940, Cty hóa chất Dupont sản xuất ra nhựa PET được dùng phổ biến trong ứng dụng sợi hoặc vải. Đến năm 1941, PET chính thức được cấp bằng sáng chế. 

Năm 1950, các sản phẩm bao bì được sản xuất từ nhựa PET cán mỏng được nghiên cứu và đưa vào sản xuất. 

Xem thêm  Phân biệt ký hiệu các loại nhựa - loại nhựa nào an toàn cho sức khỏe

Nathaniel Wyeth- kỹ sư của Dupont phát minh đã sản xuất ra chai nhựa chất liệu PET đầu tiên và nhận bằng sáng chế vào năm 1973. 

Sau đó gần 20 năm, chai nước giải khát đầu tiên được sản xuất từ nhựa PET ra đời, dần chiếm lĩnh thị trường, trở thành mặt hàng phổ biến và chiếm đến 70% sản phẩm từ nhựa PET hiện nay. 

Nhựa PET có an toàn không

Nhựa PET được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, Bộ Y Tế Canada, cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu, cơ quan Y tế tại hầu hết các nước công nhận an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Trên thực tế, hộp nhựa, chai lọ, bao bì, khay nhựa PET được dùng để đựng thực phẩm,đồ ăn, đồ uống hằng ngày trong nhiều thập kỷ qua nhưng chưa có ghi nhận nào về mối nguy hại mà loại nhựa này mang lại.

Số 1-PET
Chai nhựa PET ký hiệu số 1-PET

Đặc tính của nhựa PET

Hiện tại, trên thị trường nhựa PET vẫn là dòng nhựa được sử dụng phổ biến nhất, được khách hàng tin dùng nhờ những tính năng ưu Việt như: 

  1. Chịu lực, chịu nhiệt cực kỳ tốt. 
  2. Giữ nguyên cấu trúc hóa học khi gia nhiệt lên đến 200 độ C hoặc làm lạnh ở -90 độ C. 
  3. So với các loại nhựa khác, tính chống thấm O2 và CO2 của nhựa PET cao hơn. Thậm chí, tính chất này được giữ nguyên khi ở 100 độ C. 
  4. Độ bền cơ học cao, chịu được lực xe, va chạm mạnh, chống mài mòn, độ cứng vững tốt. 
  5. Trong suốt, bề mặt nhẵn bóng, thuận tiện cho quá trình in ấn. 
  6. Bề mặt nhựa PET có nhiều lỗ rỗng, xốp nên gặp khó khăn trong quá trình làm sạch. 
  7. Mức độ tái chế của nhựa PET khoảng 20%. 
infographic tính chất phổ biến nhựa pet
infographic tính chất phổ biến nhựa pet

Ưu nhược điểm của nhựa PET

Ưu điểm: 

  • Chịu lực tốt, trọng lượng nhẹ, hỗ trợ quá trình vận chuyển dễ dàng hơn. 
  • Khả năng giữ khí ga như oxy, carbon dioxide tốt. 
  • Có khả năng ngăn ẩm, cách điện được đánh giá cao. 
  • Phạm vi nhiệt độ sử dụng của nhựa PET rộng từ -60 đến 130 ° C
  • Nhiệt độ biến dạng nhiệt cao hơn PBT (HDT- Heat Distortion Temperature)
  • Tính thấm khí  của nhựa PET thấp, đặc biệt là carbon dioxide
  • PET không bị gãy, thích hợp cho các sản phẩm trong suốt, có thể tái chế, truyền bức xạ vi sóng. 
  • Khi tiếp xúc với thực phẩm, đồ uống, PET đảm bảo an toàn và được FDA, Bộ Y tế Canada, EFSA và các cơ quan y tế khác chấp nhận.
Xem thêm  Xe đẩy công nghiệp và những tính năng ưu việt
chai nhựa pet
Nhựa Pet nói chung và chai nhựa Pet nói riêng có độ an toàn cao nhất trong các loại nhựa

Nhược điểm

  • Độ bền, chống va đập, tạo khuôn, tốc độ kết tinh thấp hơn PBT
  • PET bị ảnh hưởng bởi nước sôi, kiềm, bazo mạnh. 
  • Khi tiếp xúc với xeton (ketones) ở nhiệt độ cao (> 60 ° C), hydrocarbon thơm và clo, axit pha loãng, nhựa PET bị ảnh hưởng. 
  • Tính kháng cháy kém. 

Ứng dụng nhựa PET

Nhựa PET được ứng dụng phổ biến trên thị trường hiện nay nhờ độ an toàn cao, không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa thực phẩm bên trong, có thể tái chế và thân thiện với môi trường.  

Ứng dụng trong ngành bao bì đóng gói

Nhựa PET có khả năng ngăn nước, ngăn độ ẩm nên được ứng dụng để sản xuất chai đựng nước khoáng, nước ngọt có ga. Ngoài ra, nhờ độ bền cơ học cao, nhựa PET được dùng làm cuộn màng, màng co, màng bọc thực phẩm. 

Sản xuất bao bì thực phẩm

Tấm nhựa PET không định hướng được uốn nhiệt, dùng làm khay, vỉ bao bì hoặc sử dụng để sản xuất lọ mỹ phẩm, hộp đựng có thể vi sóng, màng trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ cao. 

Nhựa pet trong sản xuất bao bì
Nhựa pet trong sản xuất bao bì

Sản xuất vải polyester

Nhựa PET được dùng để sản xuất vải lưới cho in lụa, lọc dầu, lọc cát và dùng làm dây giằng trong các ngành công nghiệp, nhà kính, dây đai nhiệt,… 

Xem thêm  Nhựa PE là gì? Ứng dụng của nhựa PE trong đời sống

Sợi PET được ứng dụng rộng rãi trong ngành dệt may nhờ độ chắc chắn, linh hoạt, chống nhăn, chống co rút, trọng lượng nhẹ… 

nhựa pet sản xuất vải
Sản xuất vải polyester từ nhựa Pet

Ứng dụng trong ngành điện tử & công nghiệp ô tô

Nhựa PET cách điện tốt, ổn định kích thước và cấu trúc nên được dùng nhiều trong ngành điện tử, ô tô. Nhựa PET được dùng để thay thế kim loại đúc khuôn, sản xuất hộp điện, bộ phận quang điện, hộp nối năng lượng mặt trời… 

Nhựa PET còn được sử dụng để làm tấm năng lượng mặt trời, sản xuất tay gạt nước, vỏ hộp số, bộ phần giữ đèn pha, vỏ đầu nối trong ngành công nghiệp ô tô. 

nhưa pet trong sản xuất công nghiệp
nhưa pet ứng dụng trong sản xuất công nghệ

Câu hỏi khác

Nhựa PET có bền không? 

Nhựa PET có thể chịu được độ va đập 3.6 kJ/m2, nóng chảy ở nhiệt độ ~ 260oC, có thể vi sóng nên có độ bền cao, ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp đóng gói bao bì thực phẩm. 

Nhựa PET có thể tái chế không?

Nhựa PET có khả năng tái chế, giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. Các sản phẩm từ nhựa PET tái chế phải kể đến bao gồm chai, lọ, thảm, quần áo, phụ tùng ô tô, dây đai công nghiệp, dây vật liệu xây dựng, dây đai nhựa pet, vật tư công nghiệp… 

Khi tái chế, nhựa PET được ép, băm thành hạt nhỏ, trải qua khâu xử lý và tạo ra chai lọ mới hoặc kéo thành sợi để làm quần áo cứu hộ.

hạt nhựa pet tái chế
hạt nhựa pet tái chế

Trên đây là tất cả những thông tin về nhựa PET để khách hàng hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm, công dụng, ứng dụng của loại nhựa này. Nhựa PET có khả năng tái chế, an toàn với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng cũng như chất lượng thực phẩm bên trong nên được ứng dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. 

Võ Văn Quyết

Tôi là Võ Văn Quyết – CEO Công ty Thuận Thiên Plastic: một trong những đơn vị hàng đầu chuyên phân phối các dòng sản phẩm nhựa công nghiệp chất lượng: thùng rác nhựa, thùng nhựa đặc, thùng nhựa rỗng, sóng nhựa, pallet nhựa, các sản phẩm nhựa danpla và vật tư công nghiệp.

Kết nối với tôi qua:  Facebook

Messenger
Mr. Phụng
Tấn Khải
Chí Thiện
Mr. Đặng
button