Thớt gỗ nghiến không chỉ là công cụ hữu ích trong bếp, mà còn tạo điểm nhấn cho không gian bếp của bạn. Để đảm bảo thớt luôn trong tình trạng tốt và an toàn cho sức khỏe, bạn cần biết cách chọn mua, bảo quản cũng như xử lý thớt gỗ nghiến mới mua.
Chia sẻ cách chọn mua thớt gỗ nghiến chất lượng
Việc lựa chọn loại thớt gỗ nào tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người. Trong các loại thớt gỗ thì thớt gỗ nghiến được đánh giá cao bởi những ưu điểm sau:
- Độ bền bỉ cao: Gỗ nghiến có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt và ít bị nứt nẻ, cong vênh trong quá trình sử dụng.
- An toàn cho sức khỏe: Gỗ nghiến có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
- Thẩm mỹ cao: Gỗ nghiến có màu sắc vân gỗ đẹp mắt, mang đến vẻ sang trọng cho không gian bếp.
Thớt gỗ nghiến có mấy loại? Thớt gỗ loại nào tốt nhất?
Thớt gỗ nghiến thường được chia thành hai loại chính dựa trên đặc điểm hình thức gồm: Thớt gỗ nghiến có tâm và không tâm.
Thớt gỗ nghiến có tâm:
- Loại thớt này sở hữu phần tâm nằm ở trung tâm hoặc cạnh thớt, với các đường vân gỗ tỏa ra ngoài đều đặn, tạo thành những đường tròn đồng tâm.
- Thớt gỗ nghiến có tâm thường được làm từ một mặt cắt ngang của cành hoặc thân gỗ nghiến non. Vì gỗ non chưa đủ tuổi khai thác rất dễ bị co ngót, nhanh nứt từ tâm ra hoặc rất nhanh bị lên mùn trong quá trình sử dụng.
Thớt gỗ nghiến không tâm:
- Không giống như thớt có tâm, thớt gỗ nghiến không tâm sẽ không có phần tâm ở giữa hay cạnh thớt mà chỉ có những đường vân hình cánh cung hoặc không có hình dạng cụ thể.
- Loại thớt gỗ nghiến không tâm này thường được làm từ gỗ đủ tuổi/lâu năm, nên có độ bền cao hơn, không dễ nứt vỡ và ít bị ra mùn như thớt có tâm.
Chọn mua thớt gỗ nghiến có chất liệu tốt
Bạn nên lựa chọn thớt gỗ nghiến với bề mặt nhẵn mịn và vân gỗ đẹp. Bề mặt nhẵn giúp dễ dàng làm sạch và tránh bám bẩn.
- Màu sắc: Màu sắc tự nhiên của gỗ nghiến là màu nâu đỏ. Nên chọn thớt có màu sắc đều đặn, không có đốm đen hay sọc trắng.
- Mùi hương: Gỗ nghiến có mùi hương đặc trưng, hơi hắc. Nên chọn thớt có mùi hương tự nhiên, không có mùi hóa học.
- Nguồn gốc: Nên chọn mua thớt gỗ nghiến tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.
Chọn mua thớt gỗ nghiến theo nhu cầu
Lựa chọn loại thớt gỗ phù hợp sẽ giúp bạn có được trải nghiệm nấu nướng tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Kích thước: Nên chọn kích thước thớt phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền thì bạn nên chọn thớt có độ dày tối thiểu 2cm.
- Kiểu dáng: Thớt gỗ nghiến có nhiều kiểu dáng khác nhau như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Bạn có thể lựa chọn kiểu dáng thớt gỗ nghiến phù hợp với không gian bếp của mình.
Dưới đây là một số gợi ý về loại thớt gỗ tốt nhất cho từng nhu cầu:
- Nhu cầu sử dụng thông thường: Thớt gỗ nghiến không tâm là lựa chọn phù hợp với giá thành rẻ hơn và vẫn đảm bảo độ bền.
- Nhu cầu sử dụng cao: Thớt gỗ nghiến có tâm là lựa chọn tốt nhất với độ bền bỉ và tính thẩm mỹ cao.
- Nhu cầu sử dụng cho mục đích trang trí: Thớt gỗ nghiến với những đường vân độc đáo sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho không gian bếp của bạn.
Sai lầm cần tránh khi xử lý thớt gỗ nghiến mới mua
Nhiều người mắc sai lầm khi xử lý thớt nghiến mới mua, dẫn đến tình trạng thớt nhanh bị hỏng, nứt nẻ, cong vênh, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của thớt. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến cần tránh:
Ngâm thớt nghiến mới mua trong nước muối
Nếu bạn thắc mắc thớt gỗ nghiến ngâm nước muối bao lâu để tránh nứt và giữ độ ẩm? Vậy thì đáp án là không nên ngâm thớt gỗ nghiến trong nước muối. Bởi vì gỗ nghiến có tính háo nước cao, khi ngâm trong nước muối sẽ khiến thớt hút nước quá nhiều, dẫn đến tình trạng thớt bị nở ra, cong vênh và dễ bị nứt nẻ.
Phơi thớt dưới ánh nắng mặt trời quá lâu
Ánh nắng mặt trời trực tiếp sẽ khiến thớt gỗ nghiến bị mất nước nhanh chóng, dẫn đến tình trạng thớt bị khô, nứt nẻ và cong vênh. Nên phơi khô thớt nghiến ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh gió lùa.
Bọc nilon để giữ thớt được mới và giữ độ ẩm
Khi chưa có nhu cầu sử dụng thớt gỗ, nhiều người thường chọn cách dùng bọc nilon để bảo vệ thớt. Tuy nhiên, việc bọc nilon sẽ tạo môi trường kín, khiến thớt dễ bị ẩm mốc, nấm mọc, ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên bảo quản thớt nghiến ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bao bọc kín bằng nilon.
Cách xử lý thớt gỗ nghiến mới mua
Đối với thớt gỗ nghiến mới mua về bạn nên rửa thớt bằng nước sạch và lau khô rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Ngoài ra, bạn cũng nên thoa mỡ lợn/dầu ăn lên bề mặt thớt để bảo quản và tạo độ bóng cho bề mặt. Hơn thế mỡ lợn còn giúp thớt không bị khô và nứt.
- Cách thực hiện: Làm nóng chảy mỡ lợn, sau đó thoa đều mỡ lợn/dầu ăn lên bề mặt thớt. Mỡ lợn/dầu ăn sẽ giúp tạo lớp màng bảo vệ, ngăn chặn thớt bị thấm nước và nứt nẻ.
- Lưu ý: Nên thoa mỡ lợn/dầu ăn lên thớt sau khi thớt đã khô hoàn toàn.
Cách bảo quản thớt gỗ nghiến hiệu quả
Thớt gỗ nghiến là dụng cụ nhà bếp cần được vệ sinh và bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng độ bền của thớt. Dưới đây là một số cách vệ sinh và bảo quản thớt gỗ nghiến hiệu quả:
Bảo quản thớt ở nơi khô ráo
Nên bảo quản thớt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để thớt ở những nơi ẩm ướt như chậu rửa chén, bồn nước.
Tráng thớt với nước sôi trước và sau khi sử dụng
- Trước khi sử dụng, bạn nên tráng thớt gỗ nghiến với nước sôi để loại bỏ vi khuẩn có hại trên bề mặt. Lưu ý: Không nên ngâm thớt trong nước nóng quá lâu vì có thể khiến thớt bị cong vênh.
- Sau khi sử dụng, bạn cũng nên rửa thớt bằng nước nóng/nước sạch và lau khô bằng khăn mềm.
Làm sạch thớt gỗ định kỳ – không dùng chất tẩy rửa mạnh
Bạn nên làm sạch thớt gỗ nghiến định kỳ, nhưng không dùng chất tẩy rửa mạnh, vì có thể làm hỏng lớp bảo vệ tự nhiên của gỗ. Dưới đây là một số cách làm sạch thớt gỗ nghiến an toàn, hiệu quản.
Làm sạch thớt gỗ bằng chanh để khử trùng và khử mùi:
- Cách thực hiện: Cắt đôi quả chanh, chà xát mặt cắt lên bề mặt thớt, sau đó rửa sạch thớt bằng nước ấm và lau khô. Axit citric trong chanh có tác dụng khử trùng và khử mùi hiệu quả.
- Lưu ý: Nên sử dụng chanh tươi thay vì chanh đã qua sử dụng.
Làm sạch thớt với baking soda và giấm trắng để làm sạch và khử mùi:
- Cách thực hiện: Rắc bột baking soda lên bề mặt thớt, sau đó xịt giấm trắng lên. Dùng bàn chải mềm chà nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Cuối cùng, rửa sạch thớt bằng nước ấm và lau khô. Baking soda có tác dụng làm sạch và khử mùi, giấm trắng có tác dụng khử trùng.
- Lưu ý: Nên sử dụng hỗn hợp baking soda và giấm trắng theo tỷ lệ 1:1.
Không nên băm chặt quá mạnh lên thớt gỗ
Tránh áp lực quá lớn khi sử dụng thớt gỗ để tránh gây nứt. Thớt gỗ nghiến có thể bị nứt nẻ, sẹo dăm, nếu bị đập mạnh.
Để hạn chế tình trạng nứt nẻ thớt thì bạn nên chọn dùng thớt nhựa hoặc thớt gỗ chuyên dụng cho việc băm chặt.
Bôi dầu ăn định kỳ hoặc sử dụng giấy nến trên thớt gỗ
Nên bôi dầu ăn/mỡ định kỳ (khoảng 2 tháng/lần) sẽ giúp thớt gỗ nghiến bóng đẹp và bền hơn. Bạ nên sử dụng dầu ăn tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu để bôi lên thớt gỗ.
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng giấy nến để lót thớt khi thái thịt, cá sẽ giúp thớt dễ vệ sinh hơn.
Thay mới thớt nghiến khi cần thiết
Sau một thời gian sử dụng, thớt gỗ nghiến có thể bị bám bẩn, nứt nẻ, cong vênh, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Khi thớt gỗ nghiến bị nứt hoặc hỏng, hãy thay thế bằng thớt mới để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc chuẩn bị thực phẩm.
Lưu ý: Nên thay thớt gỗ mới sau 2-3 năm sử dụng.
Dùng riêng thớt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hãy dùng riêng thớt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Bởi vì việc sử dụng chung thớt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn.
Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn có được cách chọn mua, bảo quản và xử lý thớt gỗ nghiến mới mua hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công để giữ cho thớt gỗ nghiến của mình luôn sạch sẽ, an toàn và bền đẹp trong thời gian dài.
Tôi là Võ Văn Quyết – CEO Công ty Thuận Thiên Plastic: một trong những đơn vị hàng đầu chuyên phân phối các dòng sản phẩm nhựa công nghiệp chất lượng: thùng rác nhựa, thùng nhựa đặc, thùng nhựa rỗng, sóng nhựa, pallet nhựa, các sản phẩm nhựa danpla và vật tư công nghiệp.
Kết nối với tôi qua: Facebook