Cách tái chế màng xốp hơi bọc hàng

Với tình hình ngành chuyển phát nhanh phát triển chóng mặt như hiện tại, một lượng lớn rác thải như hộp bìa cứng và bìa các tông tương đối dễ xử lý và có thể được tái chế và tái sử dụng, nhưng bao bì bên trong như màng xốp hơi bọc hàng một trong những màng xốp PE nên rất khó phân hủy. Những màng xốp bọc hàng này thường chỉ được đốt hoặc chôn lấp gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hôm nay Thuận Thiên Plastic giới thiệu đến các bạn cách tái chế màng xốp hơi, màng xốp hơi chống tĩnh điện gọi chung là túi xốp khí bọc hàng này.

Dùng màng xốp hơi bọc hàng làm đồ hoa thủ công cho bé

Dụng cụ: màng xốp hơi bọc hàng, giấy màu, bìa cứng màu, len, kéo, súng bắn keo, bút dạ, tăm hoặc que diêm.

Xem thêm: Màng xốp hơi và các loại màng nhựa trên thị trường hiện nay

Bước 1: Dùng bút dạ vẽ hình bông hoa lên mặt của xốp hơi chống sốc, lưu ý chúng ta phải giữ lại hình dạng của bong bóng để tạo hình bông hoa rồi cắt chúng ra.

Cách tái chế màng xốp hơi bọc hàng
Dùng bút dạ vẽ hình hoa lên màng xốp hơi

Bước 2: Dùng keo dán những bông hoa xốp bóp nổ này lên giấy bìa cứng, sau đó dùng len quấn xung quanh để làm viền.

Dùng màng xốp hơi bọc hàng làm đồ hoa thủ công cho bé
Bước 2 dán bông hoa xốp bóp nổ lên giấy màu

Bước 3: Cắt rời xung quanh những bông hoa màng xốp nổ vừa làm, sau đó lặp lại để tạo thêm nhiều hoa màng xốp hơi thêm nữa

Xem thêm  Màng bọc thực phẩm inochi Shinsen Nhật Bản
bông hoa xốp bóp nổ
Cắt rời các bông hoa xốp bóp nổ

Bước 4: Dùng giấy bìa cứng màu xanh cắt hình chiếc lá sau đó gấp đôi để tạo gân là.

Bước 5: Ghép 6 bông hoa bọc xốp hơi màu đỏ xung quanh hoa màu vàng. Dùng súng bắt keo gắn chúng lại với nhau ở mặt sau. Để giúp hoa cứng cáp, bạn có thể cắm tăm hoặc que diêm vào giữa những bông hoa.

bông hoa bọc xốp
Dán tăm hoặc que diêm vào bông hoa bọc xốp để cố định

Bước 6: Dùng cách làm tương tự để tạo hình giỏ hoa.

Bước 7: Dùng len xanh quấn quanh dây kẽm, sau đó dùng keo gắn vào phía sau bông hoa, dán lá vào thân, cuối cùng cố định chúng vào bồn hoa làm bằng màng xốp túi khí

bồn hoa làm bằng màng xốp túi khí
Ghép những bông hoa vào bồn hoa làm bằng màng xốp túi khí

Dùng xốp chống sốc làm tấm lót chống trơn trượt

Sàn nhà bếp, bàn bếp thường vương vãi dầu mỡ, nước tích tụ lại sau mỗi lần nấu ăn nên rất dễ trơn trượt gây nguy hiểm. Thông thường bạn hay lên mạng để đặt các dụng cụ, khăn thảm chống trơn trượt tuy nhiên lại quên mất một thứ vô cùng lợi hại chính là màng bọc chống sốc dùng trong gói hàng hóa.

Xem thêm: Màng xốp hơi bọc hàng – xốp chống sốc giá rẻ tphcm

Cách làm thảm chống trượt rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt cuộn xốp hơi bọc hàng thành các hình chữ nhật theo mục đích sử dụng. Đặc biệt là dùng những cuộn xốp hơi này đặt dưới thớt có thể làm tăng độ ma sát, giải quyết hiệu quả tình trạng trượt thớt khi thái đồ ăn.

Xem thêm  Giá màng pe nhà kính bán lẻ
Dùng xốp chống sốc làm tấm lót chống trơn trượt
Dùng xốp chống sốc làm tấm lót chống trơn trượt

Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng chúng để lót đáy chậu hóa giúp giữ ẩm, tránh nhiễu nước ra sàn

Dùng túi xốp hơi bọc hàng giữ ấm, giữ ẩm cho hoa, cho cây

Đất tuy ít chịu tác động của nhiệt độ bên ngoài nhưng vẫn sẽ có tác động nhất định. Đặc biệt vào mùa đông và đầu xuân, chúng ta có thể sử dụng miếng xốp bọt khí bọc hàng để giữ ấm vào thời điểm này.

Có 3 cách để sử dụng:

Cách 1: Dùng trực tiếp bọc bên ngoài thành chậu hoa.

Dùng túi xốp hơi bọc hàng giữ ấm, giữ ẩm cho hoa, cho cây
Dùng túi xốp hơi bọc hàng giữ ấm, giữ ẩm cho hoa, cho cây

Cách 2: Bạn cũng có thể đặt trực tiếp cuộn màng xốp hơi vào bên trong chậu hoa rồi lấp đất vào trong giai đoạn thay đất chậu, có thể khóa nhiệt liên tục, cản trở tối đa sự tác động của ngoại cảnh đến chất lượng đất, có vai trò nhất định trong việc giữ ấm, ổn định nhiệt độ của đất.

Cách 3: Nhằm chống thất thoát nước, giữ ẩm cho đất, chúng ta có thể cắt nhỏ những màng xốp bóp nổ này thành những miếng nhỏ để thay thế cho cát, sỏi. sau đó rắc ở dưới đáy chậu một lớp mỏng rồi đổ đất lên trên trong quá trình thay đất. Làm lần lượt 2-3 lớp như vậy đến khi lấp đầy đất trong chậu. Mỗi lần bạn tưới nước, đất có đủ thời gian để hút nước đổ vào lọ hoa, những nước thừa sẽ chảy xuống từng kẽ hở của bọt bóng khí, giúp cây không bị úng, cũng không làm tổn thương, mất màu đất và rễ cây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *